Có rất nhiều bạn vẫn chịu khó ngồi cày tiếng Anh, nhưng sau 3 tháng, 6 tháng bạn thấy mình vẫn không giỏi lên được. Những gì bạn đã học ở vài tháng trước bạn lại quên hết. Gặp người nước ngoài bạn không thể nói lên câu nào, bạn không thể viết một email tiếng Anh hoàn chỉnh. Tại sao lại như vậy??? Chúng ta cùng đi tìm hiểu lý do nhé.
1. Luôn nghĩ tiếng Anh rất khó
Một số bạn khi bắt đầu học tiếng Anh đã gặp nhiều khó khăn khác nhau: từ vựng quá khó, không thể thuộc từ vựng, ngữ pháp khó hiểu, ghép câu quá khó, phát âm cũng khó...khi bạn không thể vượt qua và cứ đinh ninh trong đầu rằng tiếng Anh quá khó, bạn sẽ chẳng thể nào vượt qua được. Và thế là bạn nản chí bỏ cuộc.
2. Chỉ học ngữ pháp
Nhiều bạn cứ nghĩ rằng chỉ cần học ngữ pháp thôi thì mình sẽ có thể nói được một câu hoàn chỉnh, người bản ngữ sẽ hiểu được là mình đang nói về quá khứ, hiện tại hay tương lai. "Phong ba bão táp, không bằng ngữ pháp Tiếng Anh" nên bạn chắc chắn rằng chỉ cần vượt qua "phong ba" này thì mọi thứ ok. Nhưng không, bạn không đầu tư vào các kỹ năng nghe, nói, đọc bạn sẽ chẳng bao giờ hiểu người khác đang nói gì hay bạn không đủ vốn từ vựng để diễn đạt ý bạn muốn nói.
3. Học thật nhiều từ vựng đơn lẻ
Bạn học theo phương pháp này bạn sẽ nhanh chóng nản vì bạn sẽ thấy có quá nhiều từ vựng mới dồn dập mà bạn phải học. Bạn không biết từ này nên dùng ở ngữ cảnh nào, ráp từ vựng vào câu sao cho đúng.
4. Học tùy hứng
Tiếng Anh là ngôn ngữ thứ 2, bạn không ở trong môi trường tiếng anh nên bạn sẽ nhanh chóng quên nếu không được ôn luyện thường xuyên. Hôm nay bạn hứng khởi bạn học quên ngủ quên ăn, ngày mai bạn mệt mỏi bạn bỏ hẳn, tuần sau bạn thấy tiếng Anh khó quá bạn không ôn lại. Kết quả là bạn vẫn "mù" tiếng Anh như ngày hôm qua.
5. Ngại nói, ngại giao tiếp tiếng Anh
Ngại nói, ngại giao tiếp sẽ làm bạn không bao giờ khá nên được, vì bạn sợ sai, sợ bị người ta cười, bạn không vượt qua được nỗi sợ của bản thân. Như thế, bạn chỉ học trên lý thuyết mà không thực hành, phát âm bạn không chuẩn, bạn tự ti, bạn không thể giao tiếp. Mà chức năng của ngôn ngữ là giao tiếp, bạn không giao tiếp chẳng khác gì bạn học trong vô ích.
6. Cầu toàn, chỉ khi nào cảm thấy đủ giỏi mới sử dụng tiếng Anh
Cũng giống như lý do số 5, bạn chưa thấy mình đủ giỏi, bạn sợ người khác nói bạn thể hiện, bạn cảm thấy tiếng Anh bạn không bằng bạn bè, và thế là bạn không dùng tiếng anh. Bạn học nhưng bạn không thực hành, và bạn cứ học học học để rồi không được "hành" thì chẳng khác gì nước đổ lá môn.
7. Không xác định mục tiêu rõ ràng
Việc lập mục tiêu rõ ràng sẽ giúp cho bạn nhận ra đâu là đích đến để bạn có thể có động lực cũng như khi đạt được đích đến đó bạn nhìn lại bạn sẽ thấy phấn chấn hơn. Nếu bạn đang nghĩ chỉ cần cố gắng hết mình là được, tới đâu hay đó thì đến một lúc nào đó bạn sẽ cảm thấy chán nản nếu như ai đó chê bạn, cười bạn tệ tiếng Anh. Bạn không có đích đến, bạn không cố gắng nỗ lực để đạt được nó, và rồi bạn cũng sẽ thất bại.
8. Không tạo cho mình môi trường tiếng Anh
Hãy nghĩ xem, những đứa trẻ ở trong môi trường tiếng Anh lúc bập bẹ nói cho đến trước khi nó đi học thì nó có cần cày tiếng Anh như bạn không? Không hề, những đứa trẻ đó ở trong môi trường tiếng Anh, giống như việc học tiếng Anh thụ động vậy. Cứ ngày qua ngày, lúc đầu không hiểu nhưng dần dần những đứa trẻ hiểu được cha mẹ nó và nó cũng có thể trả lời được. Việc học của bạn cũng vậy, bạn cần tạo cho mình tiếng Anh. Đừng ngại bạn không hiểu, hãy cứ học như những đứa trẻ trong môi trường tiếng Anh.
9. Học tiếng Anh kiểu logic toán học.
Bạn học tiếng Anh một cách máy móc, cứ áp đặt từ vựng này là chỉ một nghĩa này, từ kia là chỉ một nghĩa kia. Như thế bạn không thể cảm nhận được sự hay ho của tiếng Anh.