COMMON APPLICATION LÀ GÌ? NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ HỆ THỐNG ĐĂNG KÝ COMMON APP
COMMON APPLICATION
Quá trình chuẩn bị giấy tờ và nộp hồ sơ vào Đại học thường mất nhiều thời gian và dễ gây mệt mỏi cho các học sinh và phụ huynh, đặc biệt là đối với những bạn đang có kế hoạch du học nước ngoài. Vì lý do này, hệ thống đăng ký the Common Application được ra đời nhằm giúp tổ chức và tối ưu hóa quy trình làm hồ sơ nhập học.
Hiện nay có gần 900 trường Cao đẳng & Đại học, từ các trường tư thục nhỏ đến công lập đều đang sử dụng hệ thống Common Application, hay còn gọi là Common App. Đây là công cụ giúp người dùng đăng ký hồ sơ vào các trường một cách nhanh chóng và hiệu quả. Bài viết này sẽ giới thiệu cho các bạn cách thức hoạt động và cách sử dụng Common App như thế nào !
Common Application là gì?
The Common Application là hệ thống hỗ trợ đăng ký nhập học trực tuyến mà thông qua nó người dùng có thể nộp hồ sơ nhập học cho bất cứ trường nào có liên kết với hệ thống. Các bạn học sinh hay sinh viên chuyển tiếp có thể nộp hồ sơ cho nhiều trường một lúc, thay vì phải điền mỗi trường một đơn đăng ký mới. Lưu ý rằng khoảng nửa số trường sử dụng Common App sẽ có yêu cầu bổ sung thêm những giấy tờ riêng theo quy định của mỗi trường.
Quy trình Hồ sơ của Common Application
Tạo Profile cá nhân trên website Common Application. Bạn có thể thêm hoặc hủy bỏ các trường muốn đăng ký và theo dõi thời hạn đăng ký.
Điền đơn Common Application, bao gồm các thông tin chung như tên, địa chỉ, hoạt động ngoại khóa, v.v
Bổ sung các giấy tờ theo yêu cầu của nhà trường.
Nộp hồ sơ đã hoàn thành trên hệ thống Common Aplication cho các trường bạn có nguyên vọng theo học.
Trường nhận đơn Common App của thí sinh kèm các giấy tờ phụ như bảng điểm, bài luận, v.v. Hội đồng Tuyển sinh tiến hành xét duyệt hồ sơ.
Nhờ hệ thống Common App và các thông tin khác (như phỏng vấn tại trường hay portfolio), nhà trường có thể từ chối, chấp nhận hoặc đưa thí sinh vào danh sách chờ. Người nộp đơn cũng có thể biết được thông tin về các gói hỗ trợ tài chính nếu có ứng tuyển học bổng của trường hay xin trợ cấp tài chính qua FAFSA.
Hướng dẫn Cách sử dụng hệ thống Common Application
Chuẩn bị Giấy tờ Cần thiết:
Bản sao Học bạ THPT
Danh sách các hoạt động ngoại khóa, công việc, sở thích, câu lạc bộ tham gia, v.v
Điểm thi Đại học chính thức (SAT, ACT, v.v)
Thông tin Phụ huynh/Người giám hộ
Giải thưởng/Thành tích đạt được
Tạo tài khoản Common App
Chọn Hình thức Đăng ký phù hợp (Registration Type)
Nếu đăng ký nhập học lần đầu tiên, chọn “First Year Student”
Cung cấp thông tin đăng nhập: chọn email thường xuyên cập nhật và kiểm tra. Email này sẽ được Common App và Trường dùng để liên lạc với ứng viên.
Hoàn tất thông tin đăng ký (tên, địa chỉ nhà, số điện thoại, ngày tháng năm sinh)
Chọn “Create Account” để hoàn tất tạo tài khoản
Thêm Các Trường vào Danh sách My Colleges
Tìm kiếm tên trường trên tab The College Search, sau đó thêm trường bằng cách nhấn nút Add trong danh sách kết quả tìm kiếm hoặc chọ một trường và nhấn “Add to My Colleges” trong phần thông tin của trường. Lưu ý có thể thêm tối đa 20 trường.
Mời người hỗ trợ hoàn thiện hồ sơ trên Common App
Các trường đại học thường yêu cầu Bảng điểm chính thức hoặc thư giới thiệu. Bạn nên nhờ Cố vấn, Giáo viên, Phụ huynh gửi các loại giấy tờ trên lên hệ thống.
Nắm rõ Yêu cầu tuyển sinh của Trường
Bạn cần trả lời mục câu hỏi chung của trường và thêm người cố vấn. Mỗi trường có điều kiện tuyển sinh khác nhau về: thời hạn đăng ký, phí đăng ký, bài luận cá nhân, bảng điểm, bài kiểm tra, portfolio, bài viết bổ sung, thư giới thiệu.
Viết Bài luận (Essay): Gồm 3 mục
Bài luận cá nhân trên Common App (Personal Essay): bắt buộc hoặc tự chọn tùy theo mỗi trường.
Câu hỏi riêng của Trường (College-Specific Questions): nhiều trường sẽ có phần câu hỏi ngắn hoặc đề tài viết luận trong mục này.
Bài viết Bổ sung (Writing Supplements): một số trường sẽ yêu cầu một bài luận riêng, dựa trên câu trả lời của bạn ở các phần khác.
Nộp Hồ sơ: Gồm 3 bước để hoàn tất
Kiểm tra lại hồ sơ
Thanh toán phí đăng ký
Nộp Hồ sơ
FAQ - CÂU HỎI THƯỜNG GẶP VỀ COMMON APPLICATION
► Common App dành cho những đối tượng nào?
Học sinh THPT chuẩn bị vào Đại học: hệ thống Common App giúp học sinh theo dõi hồ sơ của mình cũng như các thời hạn đăng ký rất thuận tiện. Ngoài ra, các bạn có thể kiểm tra xem thư giới thiệu đã đủ chưa và còn giấy tờ nào cần upload để gửi cho trường.
Sinh viên Chuyển tiếp: Sinh viên dù đang vừa học vừa làm hoặc sắp chuyển tiếp sang trường khác có thể tối ưu hóa quy trình đăng ký nhờ các tính năng tổ chức của Common App giúp tiết kiệm thời gian và công sức.
Phụ huynh: Hệ thống đăng ký thường yêu cầu thông tin từ phụ huynh hoặc người giám hộ của học sinh để xác định học sinh có đủ tiêu chuẩn nhận phần thưởng, học bổng, các suất hỗ trợ tài chính không.
► Có cần thanh toán phí khi điền đơn trên Common App không? Việc đăng ký trên Common App là hoàn toàn miễn phí, tuy nhiên học sinh có thể phải trả một khoản phí đăng ký riêng cho trường. Từ tháng 1/2017, hơn 250 trường sử dụng Common App đều không tính phí đăng ký, nhưng một số trường đại học và cao đẳng vẫn yêu cầu nộp phí như một phần của quy trình nộp hồ sơ. Mức phí dao động từ $25-$100 tùy trường. ► Các loại giấy tờ nào phải nộp trên Common App? Bảng điểm THPT/Đại học là loại tài liệu chính trong bộ hồ sơ. Thêm vào đó, ứng viên phải cung cấp ngày thi và điểm các bài thi chuẩn hóa như SAT và ACT. ► Bài luận có phải là một trong những phần bắt buộc trong hồ sơ Common App? Một trong những phần quan trọng nhất chính là Bài luận, thường giới hạn khoảng 650 từ và có nhiều chủ đề để lựa chọn. Các phần quan trọng khác gồm có:
Profile: gồm thông tin cá nhân và lý lịch như tên, địa chỉ và thông tin gia đình.
Quá trình Học vấn (Academic History): gồm thông tin trường cấp 3 hoặc trường Đại học (nếu là sinh viên chuyển tiếp) và các khóa học đã tham gia. Học bạ có thể upload lên Common App hoặc một số trường sẽ yêu cầu gửi trực tiếp cho văn phòng tuyển sinh của trường. Tại mục này, ứng viên cần thêm giáo viên/người cố vấn sẽ nộp thư giới thiệu cho mình.
Điểm thi: cung cấp điểm thi vào đại học cũng như các bài thi tín chỉ, phổ biến nhất là SAT, SAT II, ACT, Kiểm tra xếp lớp Nâng cao (AP). Ứng viên phải nộp điểm trực tiếp cho trường thông qua trang College Board hoặc ACT.
Hoạt động ngoại khóa: chia sẻ thông tin về các CLB học sinh đã tham gia, tình nguyện, thể thao, v.v. Khuyến khích liệt kê tất cả hoạt động và dự án đã làm giúp hồ sơ nổi bật hơn thay vì chỉ ghi các hoạt động bản thân cho là ấn tượng nhất.
Tài liệu Bổ sung khác: một số trường cần các giấy tờ phụ để dựa vào đó xem xét cấp học bổng cho ứng viên tiềm năng, tùy từng trường sẽ có yêu cầu tài liệu khác nhau.
► Có nên sử dụng Common App để đăng ký các khóa học Online không? Common App có thể không cần thiết với người muốn đăng ký học các chương trình Online không cấp bằng. Đối với các chương trình lấy tín chỉ, việc đăng ký qua Common App sẽ hữu ích hơn. Các bạn muốn học Online nên kiểm tra xem trường có tham gia hệ thống Common App không, và một lưu ý nữa là đăng ký các khóa Online tại nhiều trường 1 lúc có thể khá tốn kém vì một số trường dạy Online sẽ yêu cầu trả phí đăng ký, một số khác thì không.