Không chỉ ở Việt Nam nói riêng mà nhu cầu thị trường vào hoạt động kinh doanh trên toàn thế giới nói chung vẫn đang không ngừng phát triển từng ngày. Vì thế, các ngành học khoa Kinh doanh vẫn luôn thu hút nhiều bạn trẻ không chỉ vì có nhiều ngành học để lựa chọn mà còn vô vàn cơ hội tìm việc sau khi ra trường. Ngoài ra, các ngành học thuộc khoa Kinh doanh còn phù hợp với những bạn trẻ năng động vì tính liên thông và hội nhập quốc tế cao. Sau đây là dnah sách TOP 30 các ngành thuộc Khoa Kinh doanh.
Là ngành học ghi chép, phân tích và báo cáo về các giao dịch kinh doanh cho một doanh nghiệp. Ngoài ra, công việc của kế toán còn là cung cấp, báo cáo cho quản lý về các kết quả và tình trạng tài chính của một doanh nghiệp, tổ chức. Hiện nay, đa số các trường Đại học đào tạo 3 lĩnh vực chính về ngành Kế toán:
Kế toán doanh nghiệp: cung cấp chuyên sâu về kế toán tài chính, các quy trình hạch toán các nghiệp vụ kế toán, các kiến thức về thuế, tài chính của doanh nghiệp,...
Kế toán Kiểm toán: ngành học chủ yếu về các hoạt động kiểm tra, báo cáo tài chính. Cơ hội việc làm nhiều trên đa dạng các lĩnh vực.
Kế toán công: loại kế toán thực hiện ở những đơn vị hoạt động không lấy doanh thu làm mục đích hoạt động như: tổ chức nhà nước, tổ chức phi lợi nhuận,...
Ngành Kế Toán
2. Khoa học tính toán bảo hiểm (Actuarial Science):
Là chuyên ngành học cách sử dụng một số công cụ liên quan đến toán học, thống kê và tài chính. Mục đích là để đo lường các ảnh hưởng của rủi ro nhằm dự báo, cảnh báo và đưa ra những quyết định trong kinh doanh. Một chuyên gia khoa học tính toán bảo hiểm được yêu cầu phải vượt qua các kỳ thi năng lực cam go khác nhau để trở thành người có đủ năng lực để tìm ra những cách giảm tác động của những việc không mong muốn cho doanh nghiệp.
3. Quản trị kinh doanh (Business Management):
Ngành học tập trung vào đào tạo những kỹ năng và kiến thức cần thiết để quản lý các hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp, tổ chức. Có nhiều kỹ năng người học cần được rèn luyện để trở thành một nhà quản trị kinh doanh tài ba như: lập kế hoạch, chiến lược kinh doanh, cách đàm phán khéo léo torng giao dịch, quản lý con người, tài chính và rủi ro. Cơ hội làm việc cho người theo học ngành quản trị kinh doanh rất phong phú, từ nhân viên kinh doanh trong phòng kinh doanh, quản lý cho đến điều hàng các công ty, tập đoàn.
4. Luật kinh doanh :
Trong kinh doanh, luật đóng vai trò quan trọngtrong việc đảm bảo thành công cho một doanh nghiệp, tổ chức. Ngành học giúp người học nắm chắc các quy định pháp lý trong kinh doanh như: Luật đầu tư, Luật thuế, Luật lao động, Luật đất đai, môi trường,...đồng thời giải quyết, xử lý các vấn đề liên quan đến pháp luật trong kinh doanh.
Luật kinh doanh
5. Thống kê kinh doanh:
Chương trình giảng dạy giúp người học phát triển các kỹ năng kinh doanh vững chắc dựa trên cơ sở liên quan đến toán học và thống kê. Ngành học liên quan đến thống kê lý thuyết và khả năng ứng dụng thống kê vào các khía cạnh của thực tế. Thống kê kinh doanh được sử dụng trong phân tích tài chính, kiểm toán, các dịch vụ nghiên cứu thị trường,...
6. Công nghệ kinh doanh:
Công nghệ đóng vai trò quan trọng trong kinh doanh, giúp tăng hiệu quả hoạt động và tiết kiệm nhiều thời gian hơn. Người học được trang bị cách sử dụng, áp dụng công nghệ kết hợp với các kiến thức trong kinh doanh cũng như phân tích mối quan hệ giữa kinh doanh và công nghệ.
7. Phân tích dữ liệu doanh nghiệp (Business Data Analytics):
Trang bị cho sinh viên các kiến thức, kỹ năng cần thiết để phân tích các dữ liệu kinh doanh quy mô lớn và nhỏ trong các tổ chức kinh doanh. Người học được thực hành kỹ năng thu thập, khai thác, tổng hợp và mô hình hóa dữ liệu cũng như phân tích dữ liệu áp dụng torng kinh doanh.
Business Data Analytics
8. Hệ thống thông tin máy tính (Computer Information System):
Hệ thống thông tin máy tính được xem như là một phần của các tổ chức doanh nghiệp. Theo học ngành này, người học sẽ được tìm hiểu về cách sử dụng và áp dụng công nghệ thông tin để giúp các doanh nghiệp, tổ chức. Ngành học cung cấp những kiến thức về cách xây dựng và duy trì hệ thống thông tin nhằm hỗ trợ các hoạt động kinh doanh và đưa ra quyết định.
9. Kinh tế (Economics):
Ngành học cung cấp cho người học các kỹ năng cốt lõi của lý thuyết kinh tế, toán học và phân tích dữ liệu. Người học kinh tế có nhiều cơ hội làm việc trong các doanh nghiệp trong và ngoài nước hay các cơ quan nhà nước. Bên cạnh đó, người học cũng được trang bị những kỹ năng tư duy và giao tiếp cần thiết để có thể đạt được thành công trong kinh doanh.
Ngành Kinh tế
10. Thương mại quốc tế (International Trade):
Là ngành học vô cùng hot vì được nhiều công ty, tập đoàn lớn săn đón và tuyển dụng. Ngành học đào tạo kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm về thương mại trong nước cũng như quốc tế trong xu hướng hội nhập kinh tế toàn cầu như hiện nay. Ngoài ra, ngành Thương mại quốc tế còn cung cấp những kiến thức cần thiết cho người học về thanh toán quốc tế, quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu, lập và thực hiện hợp đồng thương mại quốc tế,...